[Vietthaitoday]
- Sau khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc (PCA) ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện
giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh đã chủ động gây áp lực cho một số quốc
gia trong khu vực và quốc tế hòng đem lại lợi thế cho mình thông qua chiêu bài
hợp tác kinh tế song phương.
1. Từ
việc Trung Quốc “đi đêm” với EU
Trước
khi PCA ra phán quyết, giới phân tích đã hình dung sẽ có một thông cáo chung đầy
mạnh mẽ giữa Mỹ và EU để khuếch đại mức độ ủng hộ cho phán quyết này. Lo sợ điều
này xảy ra, Trung Quốc tăng cường các hoạt động “đi đêm” với EU nhằm mục tiêu
trung lập hóa EU trong các cuộc thảo luận về Biển Đông; nỗ lực bí mật tác động
nhằm hạ uy tín của Tòa Trọng tài thường trực, tăng cường sự ủng hộ cho yêu sách
của mình và phản đối ngay khi Phán quyết được công bố.
Đáng
chú ý, Hy Lạp, Ba Lan và Croatia là những quốc gia nhận đầu tư của Trung Quốc
thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh. Và đây cũng là
những nước đầu tiên TQ nhắm tới làm mắt xích chia rẽ EU. Tháng 6, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Ba Lan và Croatia. Đầu tháng 7, Tổng thống
Hy Lạp Alexis Tsipras công du Bắc Kinh và bàn thảo vấn đề này với các quan chức
cấp cao của Trung Quốc. Các hoạt động liên lạc được khởi động theo cấp số nhân.
Ảnh minh họa |
Nghệ
thuật quản trị kinh tế (sử dụng yếu tố kinh tế để tác động đến ngoại giao và
ngược lại) của Trung Quốc đã có hiệu quả. Điều kỳ vọng của giới phân tích đã
không xảy ra, EU không ủng hộ hay hoan nghênh mà chỉ ra thông báo yếu ớt công
nhận Phán quyết. Thậm chí, ba quốc gia thành viên EU: Hy Lạp, Hungary và
Croatia còn phản đối sử dụng ngôn từ mạnh mẽ.
Theo
nhà phân tích Theresa Fallon của Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á – Thái Bình
Dương (CSCAP), chiến lược chia rẽ của Bắc Kinh tại châu Âu đã thắng lợi mà
không cần đổ máu. Ông cho rằng, phản ứng của EU đối với phán quyết PCA gây thất
vọng sâu sắc, đặc biệt khi EU coi mình là một trong những cộng đồng ủng hộ luật
pháp quốc tế mạnh mẽ nhất.
2. Tới
việc sử dụng mồi câu kinh tế với Philippines
Thời
gian qua, Philippines đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề do thiên tai để lại.
Không những thế, quan hệ song phương với Trung Quốc vốn đã đóng băng hơn 5 năm
nay đã ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Philippines.
Theo
giới quan sát, nhằm cải thiện tình hình, Philippines gần đây đã đánh tín hiệu
muốn thiện chí hơn với Trung Quốc để đổi lấy quyền lợi kinh tế. Nhận thấy điều
này, Bắc Kinh đã tận dụng chiêu bài kinh tế đã từng áp dụng với EU vừa qua nhằm
lôi kéo Philippines ra khỏi mối ràng buộc với Mỹ.
Trong
chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Philippines tới Trung Quốc từ ngày 18 đến
21/10 vừa qua, hai bên đã ký 13 thỏa thuận trong lĩnh vực thương mại, hợp tác
văn hóa, du lịch, chống ma túy và hàng hải, trị giá lên đến 13,5 tỷ USD.
Đáp
lại, ông Rodrigo Duterte thể hiện rõ hơn bao giờ hết sự xoay trục chính sách đối
ngoại về phía Trung Quốc khi tuyên bố rằng “đã đến lúc nói lời tạm biệt” Mỹ.
Ảnh minh họa |
Theo
hãng tin Bloomberg, tuyên bố trên được ông Duterte đưa ra trong một bài phát biểu
trước cộng đồng người Philippines tại Bắc Kinh trong chuyến thăm vừa qua.
“Chính
sách đối ngoại (của Philippines) giờ đây hướng về phía Trung Quốc. Không còn sự
can thiệp của Mỹ nữa. Không còn tập trận với Mỹ nữa”, nhà lãnh đạo Philippines
phát biểu.
Theo
Giáo sư Carlyle Thayer (Học việ Quốc phòng Úc), nếu sự hiện diện quân sự của Mỹ
ở Philippines giảm đi, năng lực phòng thủ và tác chiến của Philippines sẽ giảm
đáng kể và Mỹ cũng không muốn rút quân như vậy vì sẽ để hổng sườn Biển Đông,
không thể nhanh chóng triển khai quân để đối phó tình huống bất ngờ trên biển.
Đây sẽ là đòn đánh mạnh vào chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ. Hơn nữa,
việc đồng ý phương án đàm phán song phương của Philippines trong vấn đề tranh
chấp Biển Đông cũng đưa Việt Nam vào thế bất lợi, khiến hiệu quả của việc sử dụng
luật pháp quốc tế để gây áp lực lên Trung Quốc bị giảm đi đáng kể.
Có
thể nhận thấy, thủ đoạn của Trung Quốc sử dụng mồi câu kinh tế để hạn chế ảnh
hưởng của Phán quyết đã phần nào đạt được hiệu quả, giúp Bắc Kinh tránh khỏi những
áp lực từ quốc tế trong việc phải tuân thủ pháp luật quốc tế trong ứng xử tại
Biển Đông, đồng thời tạo lợi thế nhất định cho mưu đồ bành trướng thế lực của
nước này./.
Vietthaitoday
Post a Comment