Bangkok Vietnam Express
Tin hót

5 Nov 2017

Thái Lan cần làm gì để không tụt lại so với Việt Nam, Philippines?

(Vietthaitoday) - Thái Lan giờ đây đang đối diện với quá nhiều vấn đề, từ tăng trưởng kinh tế thấp, chính trị rối ren.
Ngày Chủ Nhật vừa qua, tro cốt nhà vua Bhumibol Adulyadej đã được cho vào lọ và để trong Cung điện Hoàng gia Bangkok cùng với tro cốt của những bậc tiền nhân. Và đến nửa đêm cùng ngày, khoảng thời gian một năm để tang nhà vua của người Thái chính thức kết thúc. 
nhà vua Bhumibol Adulyadej, Cung điện Hoàng gia Bangkok, quốc tang, kinh tế Thái Lan
Trong một năm kể từ khi nhà vua qua đời, hơn 12 triệu người đã lặng lẽ xếp hàng ở cung điện Hoàng gia nhằm thể hiện lòng tôn kính với vị vua đáng kính.
Và ngay lập tức khi các nghi lễ để tang nhà vua kết thúc, người Thái đã trở lại với cuộc sống và cách sống trước đây. Người ta nhìn thấy trên đường phố nhiều loại quần áo rực rỡ sắc màu, những biển quảng cáo lấp lánh rực rỡ sắc màu, các kênh truyền hình lại sôi động . Thị trường chứng khoán Thái Lan đồng thời tăng điểm bởi các khách sạn vô cùng bận rộn chuẩn bị cho những bữa tiệc cưới và nhiều sự kiện khác đã bị trì hoãn trong suốt năm vừa qua. 
Chính quyền quân sự của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã nắm quyền kiểm soát Thái Lan từ sau cuộc đảo chính quân sự tháng Năm năm 2014. Người dân Thái Lan chắc chắn đánh giá cao chính quyền của ông vì đã giúp cho quá trình lựa chọn nhà vua mới suôn sẻ, dễ dàng. Tuy nhiên họ mới chỉ có thành công như vậy, sau lễ tang tiêu tốn đến 90 triệu USD, tâm lý của công chúng Thái Lan sẽ không còn thoải mái như vậy nữa.
Thái Lan giờ đây đang đối diện với quá nhiều vấn đề, từ tăng trưởng kinh tế thấp, chính trị rối ren. Đã nhiều năm nay, kinh tế Thái Lan phụ thuộc khá nhiều vào lợi thế nhân công giá rẻ, thế nhưng nhiều nền kinh tế Đông Nam Á khác đã dần cạnh tranh ngang ngửa với Thái Lan trong lợi thế này. 
Cùng lúc đó, giới quản lý doanh nghiệp nước ngoài tại Thái Lan không khỏi cảm thấy bất an khi chính trị Thái Lan không ổn định. Nhà vua mới của Thái Lan sẽ chịu khá nhiều áp lực trong việc đưa ra giải pháp phù hợp cho những gì đang diễn ra.
“Người Thái đang chờ đợi xem nhà vua mới sẽ trị vì Thái Lan như thế nào. Khi mà các tổ chức dân chủ còn yếu và chia rẽ, không có ai có thể ngăn cản được sức mạnh của chính quyền quân sự. Mối quan hệ giữa nhà vua mới và chính quyền quân sự sẽ vô cùng quan trọng trong việc giải quyết những rối ren chính trị tại Thái Lan hiện nay”, giám đốc Viện nghiên cứu An ninh và Quốc tế thuộc đại học Chulalongkorn, ông Thitinan Pongsudhirak, nhận xét.
Thái Lan là nước quân chủ lập hiến. Vì vậy nhà vua có vai trò cao hơn chính trị. Nhà vua Bhumibol qua đời năm ngoái đã từng đứng ra làm người cứu nguy cho nhiều cuộc khủng hoảng ở Thái Lan. Với quyền lực của mình, ông từng ngăn hai vụ đảo chính có khả năng gây đổ máu tại Thái Lan.
Thái Lan sẽ chính thức tiến hành tổng tuyển cử vào tháng Mười một năm sau, như vậy những hoạt động chính trị tại nước này sẽ chính thức được nối lại tính từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Cho đến nay, chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy đảng của cựu Thủ tướng Thaksin với sự ủng hộ đông đảo của tầng lớp nông dân Thái Lan và đảng của đương kim Thủ tướng với sự trợ lực của quân đội Thái Lan hàn gắn với nhau. Hai bên đã đối đầu đến hơn một thập kỷ. 
Sẽ phải một thời gian nữa người ta mới có thể biết được sự ra đi của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan sẽ làm yếu đi lực lượng ủng hộ đối với gia đình Shinawatra tại nước này. Đảng của cựu Thủ tướng Thaksin đã chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử ở Thái Lan suốt từ năm 2001. 
Chính quyền đương nhiệm của Thái Lan có lẽ không thực sự được lòng dân Thái bởi khoảng cách giàu nghèo nới rộng trong suốt khoảng thời gian mà họ nắm quyền. 
Bất ổn chính trị sẽ tiếp tục cản trở tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế Thái Lan không ngừng sụt giảm trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2016 chỉ đạt 3,2%, thấp hơn rất nhiều so với con số 5% hoặc 6% thời kỳ đầu năm 2010. Công ty kiểm toán quốc tế PricewaterhouseCoopers dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể chỉ còn 2,6% vào năm 2050. 
Trong khu vực Đông Nam Á, tổng GDP của Thái Lan đang đứng thứ hai, tuy nhiên giới chuyên gia dự báo sẽ không còn lâu nữa tổng quy mô kinh tế Việt Nam và Philippines sẽ vượt qua Thái Lan. 
Chính phủ Thái Lan cũng đang vô cùng lo lắng rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ chịu tác động tiêu cực bởi các các công ty cần đến ngành nghề thâm dụng lao động sẽ chuyển việc sản xuất sang nhiều nước khác trong khu vực. 
Nhiều công ty Nhật đã áp dụng chiến lược Thái Lan cộng một, có nghĩa là công việc sản xuất được chia ra giữa Thái Lan và một nước láng giềng bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar. Để bù đắp lại điều này, chính phủ Thái Lan đang cố gắng thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao. 
Những gì nhà vua Thái Lan trước đây để lại hẳn có nhiều ý nghĩa với nhà cầm quyền Thái Lan hiện nay. Ông tin rằng chỉ có khi bớt nghèo đói đi đất nước mới có thể có dân chủ. 
Tổng thư ký quỹ Chaipattana Foundation hiện đang giám sát nhiều dự án của hoàng gia Thái Lan, ông Sumet Tantivejkul, cũng có cùng quan điểm: “Dân chủ không thể có được khi người ta đang đói bụng. Khi ai đó mang đến cho người nghèo tiền, chắc chắn họ sẽ nhận lấy nó.” 
Nhà vua Thái Lan vì vậy đã thực hiện rất nhiều dự án để làm giảm mạnh tình trạng đói nghèo ở Thái Lan. Vì thế với rất nhiều người Thái Lan, họ kính trọng và yêu quý nhà vua hơn bất kỳ vị Thủ tướng nào: “Suốt cuộc đời tôi, tôi chứng kiến nhà vua đã luôn dành mọi tâm huyết để giúp đỡ cho người Thái, ông ấy làm việc chăm chỉ hơn bất kỳ vị Thủ tướng nào.”
Theo Bizlive.vn

""

Post a Comment

QC
 
Copyright © 2016 Việt Thái Today
Design by FBTemplates | BTT