(Vietthaitoday)
- Từ 10-14/11/2017, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các hội nghị liên quan
đã được tổ chức tại Manila, Philippines.
Lãnh đạo 10 nước ASEAN và các
nước, tổ chức đối tác tham dự Hội nghị đã họp bàn, khẳng định sự củng cố, tăng
cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN; đề cao tầm quan trọng của việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực
Cộng đồng ASEAN để có một ASEAN tự cường, phục vụ lợi ích người dân các nước
thành viên, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Nhiều
vấn đề quan trọng của ASEAN được thảo luận tại Philippines
Tại các hội nghị ASEAN+1,
ASEAN+3, EAS-12, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác đánh giá cao thành tựu
ASEAN đạt được sau 50 năm phát triển, cam kết tiếp tục hỗ trợ nguồn lực, kinh
nghiệm giúp ASEAN nâng cao năng lực, củng cố hơn nữa cơ chế hợp tác trên cơ sở
tôn trọng lẫn nhau, nhất trí tăng cường hợp tác xử lý các thách thức an ninh
đang nổi lên như vấn đề Triều Tiên, khủng bố, an ninh mạng… Phát biểu tại các hội
nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm và cam kết của Việt Nam
chung tay, góp sức cùng các nước thành viên xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các văn kiện của Hội
nghị Cấp cao ASEAN cần phản ánh đầy đủ các nguyên tắc, lập trường như thể hiện
trong thông cáo chung của hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM-50) trong tháng
8/2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu Việt Nam dự hội nghị |
Với những phát biểu trên, Việt
Nam tiếp tục thể hiện tiếng nói và vai trò quan trọng trong “đại gia đình”
thành viên ASEAN. Trong bối cảnh ASEAN thời gian gần đây đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức liên quan đến sự cạnh tranh lợi ích của các nước lớn, sự khác
biệt trong nhận thức và ứng xử, Việt Nam đã nỗ lực củng cố đoàn kết, thống nhất
vai trò của ASEAN để xử lý các thách thức an ninh khu vực, trong đó có vấn đề
Biển Đông. Các nước ASEAN và đối tác của ASEAN đánh giá cao vị trí, vai trò của
Việt Nam, coi Việt Nam là nhân tố phải tính đến trong hoạch định chính sách ở
Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.
Đoàn kết
và thống nhất ASEAN trước thách thức an ninh từ bên ngoài
Trong 5 ngày làm việc, các nhà
lãnh đạo ASEAN đã thông qua gần 60 văn kiện nhằm triển khai Tầm nhìn 2025,
trong đó có nhiều văn kiện được ký với các đối tác của khu vực thể hiện sự
thành công lớn của các hội nghị, khẳng dịnh và củng cố quan hệ hợp tác giữa
ASEAN với các đối tác đối thoại. Tuy nhiên, trên thực tế, ASEAN vẫn đứng trước
nhiều khó khăn trong việc tăng cường đoàn kết nội khối, đề cao ý thức cộng đồng,
dung hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung để tạo dựng môi trường hòa bình,
phát triển ở khu vực, trong đó các tính toán lợi ích ở Biển Đông vẫn mang tính
cốt lõi. Việc ASEAN và Trung Quốc tuyên bố khởi động đàm phán COC và thông qua
Tuyên bố về thập kỷ bảo vệ môi trường và bờ biển ở Biển Đông là điểm nhấn quan
trọng trong tiến triển giải quyết vấn đề Biển Đông, giúp giảm căng thẳng và cải
thiện lòng tin giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy vậy, cùng với COC, cũng
phải cẩn trọng về khả năng Tuyên bố này là “cái bẫy” mà Trung Quốc sử dụng để
“câu giờ”, “đánh bóng hình ảnh” và tìm cách loại bỏ sự can thiệp của các nước
ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông, rộng đường để Trung Quốc tiếp tục thực hiện
các mục tiêu dài hạn ở khu vực.
Các đại biểu dự hội nghị |
Liên quan vấn đề này, tại hội
thảo quốc tế về Biển Đông do Quỹ Gabriel Péri của Pháp tổ chức tại Nghị viện
châu Âu (21/11), GS James Borton – Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc ĐH Nam
Carolina, Mỹ đã đề xuất giải pháp quản lý các xung đột và giải quyết tranh chấp
ở Biển Đông thông qua kết hợp giữa “chính sách” và “khoa học” . Ông khẳng định
ngày nay đã có phương tiện để đánh giá và đo lường chính xác tác động tới môi
trường của các hoạt động xây dựng, bồi đắp cùng tình trạng hủy hoại các rạn san
hô do việc nạo vét đang diễn ra ở Biển Đông; việc bồi đắp và xây dựng nhân tạo
đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tái tạo nguồn cá. Cũng tại hội thảo, GS Erik
Franckx, ĐH Tự do Brusells của Bỉ lại đề cập việc Trung Quốc không chấp nhận
trong khi các nước liên quan khác bày tỏ hoan nghênh phán quyết của PCA, cho rằng
lần đầu tiên PCA đưa ra một phán quyết làm rõ các vấn đề áp dụng, giải thích Công
uớc Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. GS mong muốn các bên đối thoại
để tìm ra giải pháp song phương cùng chấp nhận được trên cơ sở tuân thủ kết quả
phán quyết của PCA và UNCLOS 1982, không phân biệt nước lớn, nước nhỏ.
Kiến tạo
môi trường hòa bình, ổn định và trách nhiệm của các quốc gia liên quan
Đảm bảo hòa bình, ổn định ở
khu vực khi phải đối mặt với những thách thức an ninh lịch sử, trước tiên và
“lĩnh xướng” vai trò chính vẫn phải là các nước ASEAN, nhưng cũng cần phải có sự
tham gia của các nước đối tác, đặc biệt là các nước lớn. Tại hội nghị Cấp cao
ASEAN – Mỹ, Tổng thống Mỹ Donal Trump (13/11) bày tỏ mong muốn thắt chặt hơn nữa
quan hệ Mỹ - ASEAN và cam kết duy trì hòa bình và an ninh cũng như tăng cường hợp
tác với các nước ASEAN để xây dựng khu vực “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do
và mở”. Trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng đã sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ Duơng –
Thái Bình Dương” trong chuyến công du châu Á kéo dài 12 ngày của mình, cả trong
bài diễn văn tại cuộc họp APEC tại Đà Nẵng. Bên lề hội nghị ASEAN 31, cuộc họp
tham vấn 4 bên (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc) đã đồng ý về một khu vực “Ấn Độ Dương
– Thái Bình Dương” tự do, rộng mở, thịnh
vượng, phục vụ lâu dài lợi ích của tất cả các nước trong khu vực và trên thế gới
nói chung, qua đó cho thấy quyết tâm của bốn nước trong việc thiết lập một cấu
trúc an ninh khu vực nhằm chống lại những hành xử thô bạo trên biển thời gian
qua. Bình luận về việc này, nghiên cứu viên Gurrmeet Kanwal của Viện Nghiên cứu
và Phân tích quốc phòng Ấn Độ (21/11) cho rằng trong kỷ nguyên không ổn định về
chiến lược, điều chắc chắn duy nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không hoàn
toàn hòa bình. Sự vi phạm thô bạo của Trung Quốc về các quy tắc quốc tế trong
những năm gần đây, đặc biệt là việc xây dựng các cơ sở quân sự và kinh tế ngày
càng tăng đặt ra thách thức chiến lược cho các nước trong khu vực Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương, trong đó có Ấn Độ, Mỹ và các đồng minh, đối tác chiến lược của
Mỹ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng các đại biểu dự hội nghị |
Không chỉ riêng các nước ASEAN
mà Trung Quốc, với vị trí địa lý và các vấn đề lịch sử để lại, càng phải thể hiện
trách nhiệm trong xây dựng một khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định,
phát triển và thúc đẩy an ninh hàng hải và hàng không quốc tế trên biển. Với
sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), Trung Quốc đã cho cả thế giới thấy
tham vọng về xây dựng một Trung Quốc hùng cường bới nó không đơn thuần là sáng
kiến phát triển kinh tế - xã hội mà đằng sau nó là chiến lược “chiếm” lấy các lợi
thế, lợi ích địa chính trị quy mô lớn, trải dài và xuyên suốt giữa nhiều quốc
gia. Tuy nhiên, để hiện thực hóa sáng kiến do nước này đang tuyên truyền, kêu gọi
cac nước tham gia, Trung Quốc cũng chính là quốc gia phải đi đầu trong các hoạt
động mang tính xây dựng, đem lại sự hòa bình, ổn định cho khu vực. Trung Quốc
có các cam kết và chính sách thực chất hơn trong các vấn đề an ninh khu vực, nhất
là vấn đề Biển Đông, mà trước mắt là đàm phán ký kết một COC thực sự hiệu quả,
có tính ràng buộc và sau đó là chấm dứt những hoạt động vi phạm pháp luật quốc
tế trên biển./.
Vietthaitoday
Post a Comment