(Vietthaitoday) - Các ngôi
làng ở phía nam Thái Lan đang phải vật lộn với tình trạng sử dụng
ma túy ngày càng tăng trong những năm gần đây, bất chấp những cuộc
đàn áp và nỗ lực tuyên truyền của các nhà chức trách. Các ngôi
làng này đang bị tàn phá bởi nạn nghiện ma túy.
Trong căn lều bằng gỗ
nhỏ giữa vườn cao su ở tỉnh Narathiwat, Fadel, 28 tuổi và bạn bè
thường uống một loại ma túy có tên là kratom.
Còn được gọi là
"4X100", kratom chứa 4 thành phần chính: lá của cây kratom,
một cây trồng địa phương, si-rô ho, Coca-Cola và nước đá. Nó được bán
với giá khoảng 100 baht (2,9 USD) mỗi lon. Fadel đã dùng kratom trong 11
năm qua. Anh cũng sử dụng methamphetamine tinh thể, và ya-ba, một loại
chất chất kích thích chứa một hỗn hợp methamphetamine và caffeine, có
giá khoảng 100 baht/viên. Cứ 2 ngày, Fadel dùng một viên ya-ba, và uống
kratom 3 lần mỗi tuần. Đôi khi anh ta phải ăn cắp hạt trầu khô bán để
có tiền mua ma túy.
80.000-100.000 người dùng
ma túy
Fadel là 1 trong khoảng
80.000-100.000 người sử dụng ma túy ở các tỉnh cực nam có chủ yếu
người Hồi giáo sinh sống ở Thái Lan. Hầu hết họ ở độ tuổi từ
14-30.
Theo quân đội Thái, 3
tỉnh Pattani, Yala và Narathiwat có tỷ lệ nghiện ma túy cao nhất. Ước
tính, cứ 5 thanh thiếu niên, có 1 người nghiện. Kratom là loại ma túy
phổ biến nhất. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn 80% người dân
sống ở các tỉnh này cho rằng, ma túy là vấn đề bức xúc nhất hiện
nay và muốn chính phủ giải quyết vấn nạn này. Dân làng cho biết nạn
trộm cắp trở nên phổ biến vì người dùng ma túy tìm cách để kiếm
tiền.
Nạn nghiện ngập tác
động sâu sắc đến cộng đồng và các mối quan hệ tại các ngôi làng
này. Nghiện ma túy là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nạn ly hôn trong
cộng đồng người Hồi giáo ở tỉnh Pattani. Ahama Hayeedermee, thư ký Hội
đồng Hồi giáo Pattani, cho biết năm ngoái, hội đồng nhận được 525 đơn xin
ly hôn, trong đó 80% là do ma túy.
Ông Hayeedermee cho biết,
nghiện ma túy bắt đầu trở thành vấn nạn vào năm 2012, và ông ước
tính, gần 90% các làng ở Pattani có người sử dụng ma túy, chủ yếu
là thanh thiếu niên. "Chúng tôi không biết tại sao, nhưng số người
nghiện ngày càng tăng lên. Tôi từng hỏi các sĩ quan quân đội tại sao
có rất nhiều loại ma túy Pattani và làm thế nào chúng có thể vượt
qua các trạm kiểm soát nhưng họ không có câu trả lời", ông
Hayeedermee cho biết.
Nguồn tài chính của
những kẻ nổi dậy
Chính quyền quân sự Thái
Lan cho rằng, các vấn đề an ninh ở miền nam khiến họ gặp nhiều khó
khăn trong việc giải quyết vấn nạn ma túy trong khu vực. Điều này đã
dẫn đến một bản báo cáo "bí mật" do hội đồng an ninh quốc
gia đệ trình lên nội các trong năm 2009, trong đó tuyên bố, các nhóm
nổi dậy dùng ma túy để gây ảnh hưởng đến thanh niên, buộc họ tham gia
vào nhóm và cũng sử dụng tiền từ buôn bán ma túy để tài trợ các
hoạt động bạo lực.
"Nhiều lần khi chúng
tôi bắt giữ các vụ ma túy, chúng tôi cũng tìm thấy vũ khí. Chúng
tôi cũng nhiều lần nhận được thông tin những đối tượng buôn bán ma túy
góp tiền cho các nhóm nổi dậy địa phương... và những kẻ bị bắt khai
rằng, họ đã được trả bằng ma túy", Đại tá Suwan Chirdshai của
Bộ Chỉ huy Chiến dịch An ninh Nội địa (ISOC) khu vực 4, giám sát các
hoạt động quân sự ở miền nam, cho biết.
Câu hỏi được đặt ra là
làm thế nào ma túy có thể vượt qua các trạm kiểm soát. Đại tá
Suwan cho biết, mặc dù có nhiều trạm kiểm soát tại các tỉnh phía
nam, xe chỉ được kiểm tra khi có thông tin tình báo.
Con đường mới
Quân đội Thái Lan đang cố
gắng tìm cách khác giải quyết vấn đề, chẳng hạn như tuyên truyền.
Tại trung tâm đào tạo về
phòng chống ma túy của ISOC ở huyện Yarang của Pattani, khoảng 145
người dân làng, trưởng thôn, người từng sử dụng ma túy và thương nhân
đang hát và tuyên thệ. Họ là tình nguyện viên của dự án Yalannanbaru,
có nghĩa là "Con đường mới", một dự án giáo dục giới trẻ
có nguy cơ nghiện ma túy. Hiện tại có 2.512 tình nguyện viên tại 352
làng, với số lượng trong năm tới dự kiến sẽ đạt 20.750 tình nguyện
viên tại 2.075 làng.
Ladda Ningoh của tổ chức
phi chính phủ Ozone Foundation cho biết, các nhà chức trách cũng đang
cố gắng giải quyết các vấn đề về ma túy bằng cách tạo ra việc
làm. Một số làng cũng tự tìm cách giải quyết vấn đề. Sử dụng ma
túy được coi là tội lớn trong Hồi giáo, và một số làng ban hành quy
định "hukum pakat", chẳng hạn như các nhà lãnh đạo tôn giáo
không tham gia các hoạt động với người sử dụng ma túy.
Theo CAND
Post a Comment