[Vietthaitoday] Không chỉ đơn
giản là một tập đoàn, đây còn là một đế chế hùng mạnh. Không khó hiểu tại sao
họ có thể mua lại được Big C nhỏ bé.
Năm 1925, ông
Tiang Chirathivat - một người Trung Quốc sống tại đảo Hải Nam đã di cư sangThái
Lan và sống tại Bangkok. Năm 1927, Tiang Chirathivat mở một cửa hàng tạp hóa
nhỏ tại quận Thonburi ở bờ Tây sông Chao Phraya.
Nhờ có tài kinh
doanh, công việc làm ăn của Tiang Chirathivat diễn ra thuận lợi. Tới năm 1956,
Tiang quyết định mở rộng kinh doanh. Ông mở ra khu trung tâm thương mại Central
Trading tại Chinatown. Đây chính là tiền thân của Central Group ngày nay.
Central Trading lúc đó bán nhiều loại mặt hàng, từ quần áo cho tới đồ gia dụng.
Thời điểm đó,
Central Trading là trung tâm mua sắm đầu tiên ở Thái Lan và cũng là nơi đầu
tiên niêm yết mức giá cố định cho sản phẩm mà mình bán. Trước đó, hàng hóa tại
Thái Lan được bán theo kiểu "thuận mua vừa bán" tức người bán và
người mua phải trả giá với nhau để bán được một món hàng. Nhờ việc niêm yết mức
giá cố định, Central Trading của gia đình Chirathivat đã làm "một cuộc
cách mạng" trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Thái Lan.
Năm 1974,
Central Group 'tiến công' vào trung tâm Bangkok, mở ra khu mua sắm Central
Childom. Năm 1982, tập đoàn này mở rộng phân khúc trung tâm mua sắm khi mở
Central Plaza Ladprao ở Bắc Bangkok.
Sang năm 1983,
Central Group lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn, đây là lĩnh vực đưa
Central ra khỏi biên giới Thái Lan đến nhiều khu vực khác trên thế giới như đảo
Bali của Indonesia, Maldives hay Trung Đông.
Sau quãng thời
gian tự mở rộng và phát triển thương hiệu riêng, sang thập niên 1990, Central
Group thúc đẩy việc thâu tóm các công ty khác nhằm phát triển nhanh và mạnh
hơn. Tập đoàn Thái Lan này liên doanh với nhà bán lẻ Pháp Casino Group để cho
ra đời thương hiệu Big C, chính thức bước chân vào ngành kinh doanh siêu thị
năm 1994.
Tới năm 1995,
Central hoàn tất việc thâu tóm nhà bán lẻ Robinson, đồng thời đẩy mạnh đầu ***
các loại hàng hóa đặc thù như chuỗi cửa hàng điện máy, cửa hàng thuốc, cửa hàng
tiện lợi...
Cuối năm 2014,
thương hiệu bán lẻ Robinson của Central mở ra tại Hà Nội và TP.HCM với cái tên
Robins. Sang đầu năm 2015, Power Buy - chuỗi cửa hàng điện máy của tập đoàn này
đã tiếp bước với thương vụ mua lại 49% cổ phần của điện máy Nguyễn Kim. Về quy
mô, cả hai khoản đầu tư khổng lồ trên đều cho thấy tiềm lực hùng hậu của
Central.
Hoàn tất thương
vụ BigC Việt Nam, người Thái đã có trong tay 4 chuỗi siêu thị thuộc bậc lớn
nhất tại Việt Nam. Central Group được sáng lập năm 1927 hoạt động trong lĩnh
vực bất động sản, các cửa hàng, bán lẻ, khách sạn và nhà hàng. Tập đoàn này sở
hữu thương hiệu Central Retail - với hàng loạt các trung tâm mua sắm như:
Central, Robinson, Zen, La Rinascente (Italy).
Chuyên gia kinh
tế Lê Đăng Doanh tại một cuộc hội thảo đã thẳng thắn chia sẻ: "Giới quan
chức, doanh nghiệp Thái đang tích cực đi học tiếng Việt để hiểu về thị trường
cũng như tâm lý của người Việt. Thái Lan rất quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp,
tập đoàn của nước này xâm nhập vào Việt Nam. Họ có tổ chức tư vấn xâm nhập thị
trường". Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, việc hàng Thái lấn sân sẽ tạo ra
sức ép buộc doanh nghiệp Việt phải cải cách, cạnh tranh và vươn lên.
Post a Comment