Bangkok Vietnam Express
Tin hót

29 Apr 2016

Nguyên nhân cá chết hàng loạt - Một cách nhìn khác

[Vietthaitoday] Gần đây cả nước sục sôi về vụ cá chết ở miền Trung, rất giận dữ mà vội quy chụp nguyên nhân là do việc xả thải từ Nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra. Theo ý kiến và kinh nghiệm của người trong ngành như mình thì thấy đây là kết luận hơi vội vàng.
Bởi vì, nếu chúng ta tính toán dựa trên một vùng diện tích biển rộng lớn là 208 km dài bị ảnh hưởng, với chiều ngang ví dụ là 1 km và chiều sâu của tầm bị ảnh hưởng là 10 m thì tổng thể tích nước biển đang xét đến là xấp xỉ 2 tỷ m3/s nước biển liên tục được lưu chuyển. Trong khi đó lượng xả thải của Formosa là 12,000 m3/ngày tương đương với 0.14 m3/s. Nếu giả sử 100% nước thải của nhà máy ra môi trường là độc chất nguy hiểm như Cyanua (điều này gần như là không thể) và giả sử nồng độ của chất trong cả khu vực là đồng đều thì nồng độ của độc chất chỉ là 0.07 ppb - 0.07 phần tử chất độc trên 1 tỷ phần tử nước tức là dưới ngưỡng nguy hại hàng nghìn lần, không thể nào gây chết cá ở diện rộng.
Hơn nữa nên nhớ, sơ đồ phân tán của vật chất trong nước tỷ lệ nghịch với khoảng cách tức là càng gần nguồn xả thải nồng độ chất càng cao, nếu chất có độc tính thì càng gần nguồn xả thải càng nguy hiểm và càng xa nguồn xả thải nồng độ càng loãng đi và chắc chắn sẽ nhỏ hơn con số trung bình 0.07 ppb vừa tính toán trên vì thế không thể gây nguy hại cho các loài sinh vật biển. Nhưng nếu theo bài viết trên dantri.com.vn thì càng xa Hà Tĩnh lượng cá chết lại càng nhiều. Hơn nữa, nếu nước biển bị ô nhiễm bởi hóa chất nặng thì việc di chuyển của dòng thủy triều phải mang nước nhiễm độc vào các con sông ở cửa biển và gây ra cá chết hàng loạt tại các con sông miền Trung nữa. Nhưng thực tế chúng ta chỉ ghi nhận được việc cá chết hàng loạt tại các vùng ven biển. Vì những lý do trên không thể vội quy chụp, đổ trách nhiệm cho việc hoạt động của Nhà máy Formosa được.
Nên nhớ, trong tháng Tư vừa qua, Trái đất gặp những hiện tượng tự nhiên khác thường trong đó phải kể đến việc động đất xảy ra liên tiếp trên toàn thế giới và việc hơn 10,000 tấn cá mòi chết ở Chile (hơn rất nhiều so với con số 80 tấn ở VN) mà chưa tìm được nguyên nhân và thế giới cũng chưa quy trách nhiệm cho nhà máy công nghiệp nào cả (xem link http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/hang-chuc-nghin-tan-ca-moi-chet-troi-dat-vao-bo-song-chile-3392036.html). Chúng ta nên nhìn xa hơn và sâu hơn rằng liệu các hoạt động của các tầng địa chất mà ở đây động đất có gây ra sự thay đổi lớn của thềm lục địa, đáy biển tại khu vực miền Trung không? Nên nhớ Khu vực Miền Trung được biết đến có lượng dự trữ khí thiên nhiên rất lớn (ví dụ như mỏ khí Cá voi xanh), liệu các rung chuyển tại khu vực có gây ra việc giải tỏa một lượng lớn khí metan từ lòng đất ra môi trường đáy biển gây nên cá chết ngạt ở diện rộng không?
Hàng chục nghìn tấn cá mòi chết dạt vào bờ biển Chile cuối  tháng 4/2016 - Ảnh: vnexpress
Tôi cũng mong với bài viết này phần nào xoa dịu cơn giận dữ của Xã hội nhằm vào một Nhà máy duy nhất mà gây ra tâm trạng bức xúc dễ bị kích động dẫn đến những sự cố đáng tiếc và cản trở việc hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng nghìn con người trong khi chúng ta chưa nắm rõ được nguyên nhân.
                                 (Đào Hữu Duy Anh - Kỹ sư kỹ thuật hóa học Đại học Cambridge) 


""

Post a Comment

QC
 
Copyright © 2016 Việt Thái Today
Design by FBTemplates | BTT