[Vietthaitoday] THÔNG
BÁO SỐ 2 VỀ ĐĂNG KÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI THÁI LAN
Tiếp theo thông báo số 1 ngày 24/02/2015 về việc đăng ký, cấp phép cho lao động Việt Nam tại Thái
Lan.
1. Về đối tượng đăng
ký, cấp phép
Như Nghị quyết của Nội
các Thái Lan ngày 10/02/2015 đã xác định, chỉ những công dân Việt Nam sang Thái
Lan trước ngày 10/02/2015 mới được đăng ký để cấp giấy phép lao động tạm thời.
Đây là quy định phía Thái Lan sẽ áp dụng một cách nghiêm ngặt; tất cả những người
nhập cảnh Thái Lan sau ngày này không thuộc diện đăng ký. Công dân Việt Nam
chưa sang Thái Lan vì mục đích lao động trước ngày 10/02/2015 sẽ phải chờ cho tới
sau khi có thỏa thuận hai nước về tuyển dụng lao động; những người này sẽ được
cấp giấy phép lao động trước khi sang Thái Lan làm việc một cách chính thức.
Lao động Việt Nam tại Thái Lan - Ảnh: internet |
2. Về ngành nghề có thể
đăng ký, cấp phép
Nghị quyết của Nội các
Thái Lan nêu trên đã xác định những ngành nghề, công việc lao động Việt Nam có
thể được cấp phép, cụ thể gồm: giúp việc gia đình và các công việc lao động
chân tay trong ngành xây dựng, nghề cá và phục vụ nhà hàng. Tất cả các công việc
khác đều sẽ không được cấp phép.
Được biết, một số lao động
ta tại Thái Lan hiện nay tự kinh doanh trong những ngành, nghề như bán hàng, xuất
nhập khẩu, sửa chữa ô tô, chăm sóc sắc đẹp, v.v… Đây là những công việc luật
pháp Thái Lan dành riêng cho người Thái, cấm người nước ngoài làm (quy định này
không áp dụng đối với những người lao động tại Thái Lan theo dự án đầu tư đã được
Chính phủ Thái Lan cấp phép). Do đó, để có thể tiếp tục lao động một cách hợp
pháp tại Thái Lan, những người tự kinh doanh, dù trong ngành nghề gì, cần chuyển
sang làm những công việc được phép như đã nêu trên.
3. Về giấy tờ đi lại
Công dân Việt Nam có hộ
chiếu Việt Nam còn hiệu lực mới được phép đăng ký, cấp phép. Tất cả những trường
hợp không có hộ chiếu hoặc hộ chiếu đã hết hiệu lực sẽ không được đăng ký, cấp
phép lao động.
4. Về thời điểm tiến
hành đăng ký
Chính phủ Thái Lan, sau
khi trao đổi với Chính phủ Việt Nam, sẽ quyết định thời điểm bắt đầu và khoảng
thời gian tiến hành đăng ký, cấp phép cho lao động Việt Nam.
Quán ăn của người Việt tại Thái Lan - Ảnh: facebook |
5. Về lệ phí cấp giấy
phép và các khoản chi khác
Chính quyền Thái Lan
chưa công bố lệ phí cấp phép đối với người lao động Việt Nam cũng như chủ lao động
Thái Lan. Theo Quy định của Chính phủ Thái Lan, có hiệu lực từ ngày 21/12/2009,
thì:
1/ Nộp đơn: 100 bạt/tờ
khai
2/ Giấy phép lao động:
(a) Giấy phép lao động
có hiệu lực dưới 3 tháng: 750 bạt/giấy phép
(b) Giấy phép lao động
có hiệu lực từ 3 – 6 tháng: 1.500 bạt/giấy phép
(c) Giấy phép lao động
có hiệu lực từ 6 tháng – 1 năm: 3.000 bạt/giấy phép
3/ Gia hạn giấy phép
lao động
(a) Gia hạn không quá 3
tháng: 750 bạt/lần
(b) Gia hạn từ 3 – 6
tháng: 1500 bạt/lần
(c) Gia hạn từ 6 tháng
– 1 năm: 3000 bạt/lần
(d) Gia hạn 1 năm hoặc
lâu hơn: 3000 bạt cộng thời gian vượt quá 1 năm
4/ Cấp lại giấy phép:
500 bạt/lần
5/ Đổi hoặc thêm công
việc: 1000 bạt/lần
6/ Đổi hoặc thêm chủ
lao động: 3000 bạt/lần
7/ Đổi hoặc thêm địa điểm
làm việc: 1000 bạt/lần
8/ Đổi hoặc thêm điều
kiện làm việc: 150 bạt/lần
9/ Hủy giấy phép lao động:
100 bạt/lần.
Sau khi được cấp giấy
phép lao động tạm thời, người lao động Việt Nam và chủ lao động Thái Lan có thể
sẽ phải đóng thêm một số chi phí khác như bảo hiểm, y tế và thuế theo quy định
của luật pháp Thái Lan.
(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan)
Post a Comment