Bangkok Vietnam Express
Tin hót

26 Jan 2018

Thái Lan sẽ sớm hợp pháp hóa cần sa y tế như một số nước?

(Vietthaitoday) - Ông Buntoon Niyamapha là một cựu cảnh sát Thái Lan bắt đầu hút cần sa từ khoảng cuối thập niên 1970. Ngay khi đạo luật về ma túy mới quy định việc sử dụng cần sa là bất hợp pháp, ông lập tức rời ngành cảnh sát và mở một xưởng rượu whiskey nhỏ.
Ông Niyamapha nói với BBC rằng ông chỉ bắt đầu nghiên cứu về cần sa y tế rằng khi em gái ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung vào năm 2012.
cần sa, cần sa y tế, xạ trị, hóa trị
Tại Thái, người hút cần sa có thể bị phạt một năm tù
Ngày 24/1, ông nói rằng những chế phẩm cần sa ông chiết xuất lúc đó, dù không hoàn hảo, nhưng đã cứu được em gái ông, người lúc đó phải phẫu thuật và xạ trị.
"Các viện nghiên cứu ung thư ở nhiều quốc gia xác nhận rằng ung thư có thể được điều trị hiệu quả bằng cần sa nhưng tôi không thể chờ viện ung thư Thái Lan giúp em mình".
Hơn 20 quốc gia đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa y tế, nhưng ở Thái Lan, đất nước vốn được biết đến là nguồn gốc của "Thái ép" (Thai Stick) thì người hút cần sa có thể bị phạt một năm tù.
cần sa, cần sa y tế, xạ trị, hóa trị
"Tôi tìm hiểu trên Internet cho tới khi tôi phát hiện Rick Simpson, một người Mỹ tự chiết xuất cần sa để tự chữa trị cho mình, và tôi lại tiếp tục" - ông nói trong ngôi nhà của mình ngoại ô Bangkok, nồng nặc mùi cần sa. Ông nói Rick Simpson giúp ông mở rộng tầm mắt và tin rằng luật pháp cần phải thay đổi bởi vì cần sa y tế sẽ giúp cứu sống nhiều người hơn.
"Nếu tôi sợ thứ luật pháp lỗi thời này, thì tất cả những người thân yêu của tôi đã chết rồi" - ông nói.
cần sa, cần sa y tế, xạ trị, hóa trị
Căn nhà của Niyamapha chào đón cả những bệnh nhân lâu năm lẫn bệnh nhân mới, họ đến mua những lọ đựng chế phẩm chiết xuất từ cần sa. Niyamapha cho biết ông dùng một phần doanh thu để giúp đỡ các bà mẹ có con mắc bệnh não mà không có khả năng trả viện phí.
"Công việc này rất mệt mỏi..., thậm chí còn mệt hơn là làm cảnh sát. Tôi không có thời gian để ngủ. Tôi cũng phải thực hiện nhiều chuyến đi để thuyết trình hoặc theo dõi bệnh nhân" - ông nói - "Nếu Doanh nghiệp dược phẩm nhà nước (GPO) tiếp quản công việc của tôi, tôi sẽ chấp nhận. Trách nhiệm này phải là của chính phủ chứ không phải những người nhỏ bé như chúng tôi".
Các bác sĩ Thái Lan nói gì?
Ông Somnuk Siripanthong nằm trong nhóm khoảng 30 bác sĩ làm việc với Niyamapha, để chẩn đoán bệnh và kê toa dùng chế phẩm. Ông cho biết nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng cần sa y tế có tác dụng giống gen áp chế ung thư TP53 và không có tác dụng phụ.
cần sa, cần sa y tế, xạ trị, hóa trị
"Nhiều bệnh nhân ung thư sử dụng cần sa y tế được kiểm tra máu và cho thấy tế bào ung thư của họ giảm dần. Đây là những người đã từ chối hóa trị và xạ trị".
Nhiều người hỏi tại sao ông Siripanthong có thể đưa ra tuyên bố như vậy khi ở Thái Lan chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều đó.
"Tôi đã bảo họ hãy nhìn vào những bệnh nhân đang sống sót này" - Siripanthong nói.
Ông nói rằng có hai chất trong cần sa có thể kết hợp: Cannabidiol (CBD) và Tetrahydrocannabinol (THC). Chất đầu tiên làm giảm sự viêm và tăng trưởng của khối u, trong khi loại chất thứ hai làm tăng chức năng nhận thức và sự thèm ăn.
Ông kêu gọi nhiều bác sĩ ở Thái Lan đứng ra ủng hộ cần sa y tế, nhưng Hiệp hội Y khoa Thái Lan chưa sẵn sàng cho việc này.
"Nghiên cứu chúng tôi không đủ điều kiện để công nhận chế phẩm này là thuốc. Chúng tôi cần phải điều trị bệnh dựa theo căn nguyên của nó. Nếu có nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai, thì có thể sẽ có thay đổi" - phát ngôn viên Hiệp hội Chanwalee Srisukho nói với phóng viên BBC Tiếng Thái.
cần sa, cần sa y tế, xạ trị, hóa trị
"Chúng tôi mong người bệnh không bỏ qua các loại thuốc thông thường vì chúng đã được nghiên cứu đầy đủ. Đối với một số loại ung thư, nếu được phát hiện sớm thì có cơ hội 90% được chữa khỏi" - bà nói.
Quan điểm của thế giới về cần sa thay đổi
Dùng cần sa y tế là hợp pháp ở nhiều quốc gia gồm Hà Lan, Colombia, Uruguay, Canada và Úc. Tại Hoa Kỳ, California là tiểu bang thứ sáu hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa để tiêu khiển, hơn 20 năm sau khi đã hợp pháp hóa cần sa y tế.
Tháng 10/2017, Peru thông qua luật cho phép cần sa y tế.
Ở Thái Lan, cần sa từng được ghi nhận có trong thành phần của nhiều loại thuốc cổ truyền trước khi bị cấm vào năm 1943.
Theo Người tiêu dùng
Việt Thái Today

""

Post a Comment

QC
 
Copyright © 2016 Việt Thái Today
Design by FBTemplates | BTT