[Vietthaitoday]
- Hơn nửa năm sau thương vụ thâu tóm Metro Việt Nam, tập đoàn TCC của Thái Lan
bắt đầu mở rộng kinh doanh trong nước cũng như bắt đầu tấn công vào thị trường
nước ngoài.
Dưới đây là bài phỏng vấn chủ tịch mảng kinh doanh
bán lẻ tại Việt Nam của tập đoàn TCC là ông Phidsanu Pongwatana về tình hình
kinh doanh của họ cũng như nỗ luật xuất khẩu nông sản sạch từ Việt Nam sang
Thái Lan.
PV: Xin
ông cho biết thay đổi lớn nhất với MM Mega Market (tên mới của hệ thống Metro
Việt Nam) kể từ khi được mua lại là gì?
Ông Phidsanu: Cho tới thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn
đang tiếp tục thực hiện những gì Metro đã làm trong suốt 14 năm qua, tập trung
vào phục vụ khách hàng chuyên nghiệp - đa phần là các doanh nghiệp độc lập.
Ngoài ra chúng tôi cũng tiếp tục triển khai những dự
án hợp tác với nông dân đã được khởi động từ trước đó. Công ty đang lên kế hoạch
thu mua gấp đôi lượng nông sản do nông dân ở Đà Lạt trồng với những sản phẩm lọt
top 10 mặt hàng bán chạy nhất, đạt sản lượng 1.050 tấn mỗi tháng tính đến cuối
tháng 9/2016.
Bên cạnh đó, chương trình VietGap đang được triển
khai mạnh đối với rau và hoa quả từ Đà Lạt, Mộc Châu và các tỉnh phía bắc ven
sông Hồng. Sản lượng rau sạch được thu mua từ nông dân tại Mộc Châu sẽ đạt 250
tấn tính đến cuối tháng 9/2016 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm sau.
PV: TCC
đang nỗ lực xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Thái Lan. Đến thời điểm này, công
ty đã xuất khẩu được một lượng lớn thanh long. Mặt hàng này được đón nhận ở
Thái Lan như thế nào? Ông có thể cho biết kế hoạch chi tiết của công ty về việc
xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Thái Lan không?
Ông Phidsanu: Thông qua MM Mega Market, TCC đã tăng
cường tìm kiếm những nông sản Việt có thể xuất khẩu sang Thái Lan. Gần đây, 100
tấn thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu sang Big C Thái Lan như một phần khởi
đầu của kế hoạch tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Thái Lan thời gian
tới.
Trong đơn hàng đầu tiên, chúng tôi đã thu mua 4-5
container mỗi tháng, tương đương 100 tấn hàng. Theo nhận định ban đầu, người
tiêu dùng Thái rất hài lòng với những hoa quả tươi, ngon của Việt Nam. Nhu cầu ở
thị trường Thái cho những sản phẩm này là rất lớn. Chúng tôi hy vọng có thể
tăng cường xuất khẩu trong tương lai gần.
Ngoài hoa quả và khoai tây, cũng có những sản phẩm
khác nữa từ Việt Nam mà người tiêu dùng Thái rất ưa thích đó là vú sữa. Hơn nữa,
chúng tôi cũng đang tìm kiếm nhà cung cấp cho những sản phẩm khác, bao gồm cam,
bơ, chanh, hoa từ Đà Lạt.
PV: Cộng
đồng kinh tế Asean được hình thành mang đến cả lợi thế và những thử thách cho
việc xấu khẩu nông sản Việt tới các nước trong khu vực. Ông đã làm gì để giải
quyết vấn đề này?
Ông Phidsanu: Tôi tin rằng một cường quốc nông nghiệp
như Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn đối với những mặt hàng như cá, hoa quả
và rau củ. Cơ hộ càng được mở rộng khi Việt Nam gia nhập AEC, các doanh nghiệp
nước nhà được phép thâm nhập vào những thị trường tiêu dùng lớn hơn với 600 triệu
dân và GDP 2,6 nghìn tỷ USD.
Lợi thế to lớn về thuế 0% cũng được áp dụng đối với
99% loại hàng hóa nằm trong thỏa thuận giao thương hàng hóa Asean ATIGA. Đây là
điểm mấu chốt mở ra tiềm năng cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tìm đường
tấn công thị trường Asean, bao gồm cả Thái Lan.
Thái Lan hiện nằm trong top 10 quốc gia đầu tư trực
tiếp nhiều nhất vào Việt Nam và là đối tác thương mại hàng đầu trong số các nước
Asean. Để đạt được tham vọng giao thương giữa 2 nước đạt 20 tỉ USD vào năm
2020, đây sẽ là một cơ hội lớn cho những sản phẩm nông nghiệp Việt chất lượng
thành công ở thị trường nước ngoài.
Cánh cửa thị trường đã được mở và câu hỏi quan trọng
vẫn là làm thế nào Việt Nam có thể thực hiện khâu phát triển sản xuất và tổ chức
tốt. Làm thế nào để sản xuất nhiều hơn, tăng cường lượng xuất khẩu nhưng vẫn đảm
bảo các yêu cầu về mức độ sạch và an toàn của sản phẩm? Nếu có thể vượt qua những
rào cản này, Việt Nam sẽ trở thành thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu
nông sản ở khu vực Asean.
PV: Để
chinh phục thị trường AEC, những đơn vị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam
nên làm gì?
Ông Phidsanu: Để thành công trong thị trường AEC,
ngoài giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo và tuân thủ các yêu cầu về an toàn
thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng như hoa quả, rau củ. Tôi tin rằng
còn cần phải có một dây chuyền sản xuất bền vững để đảm bảo sản lượng đầu ra và
chất lượng đáng tin cậy.
Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải liên
kết chặt chẽ với các nhà sản xuất để tạo ra chuỗi sản xuất và xuất khẩu bền vững
thông qua các hợp đồng ký kết với các hệ thống kiểm soát chất lượng từ khâu sản
xuất cho đến cửa hàng phân phối.
Hơn nữa, các nhà xuất khẩu cũng cần phải được kết nối
với các kênh phân phối hiện đại, quan tâm tới quảng bá và xuất khẩu sản phẩm
sang nhiều thị trường khác trong khu vực.
Thông qua MM Mega, chúng tôi đang làm việc chặt chẽ
với các doanh nghiệp xuất khẩu rau và trái cây tại Việt Nam để mang một số nông
sản địa phương tới tay người tiêu dùng Thái Lan thông qua hệ thống Big C ở Thái
Lan.
Ngoài Cao Thành Phát - đơn vị đang được TCC hợp tác
để xuất khẩu thanh long, chúng tôi cũng gần hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu một
số mặt hàng Việt chất lượng khác đến Thái Lan và các nước khác trong khu vực,
bao gồm cả cam, khoai lang, bột gạo... Tôi tin những sản phẩm này sẽ có chỗ đứng
đặc biệt tại thị trường Thái Lan./.
Theo Tri Thức trẻ
Post a Comment