du
lịch Thái Lan, du lịch tự túc Thái Lan,các địa điểm du lịch tại Thái Lan,
Pattaya,
[Vietthaitoday]
- Đến Thái Lan, dù chỉ vài ngày thôi, người ta vẫn muốn tìm đến thành phố
Pattaya, nơi có biển chạy dọc theo thành phố, nơi lắm trầm tích đền chùa miếu
mạo và tượng Phật. Pattaya nhộn nhịp những thú vui tao nhã để du khách khám phá
thêm những điều kỳ bí về các trại nuôi hổ, nuôi rắn, cá sấu… và cả những điều
thánh thiện nhất…
Đảo
san hô mộng mơ
Đúng
theo lời dặn của anh Mạc Việt Dũng, hướng dẫn viên du lịch, 6h30’ chúng tôi đã
tập trung đầy đủ trên bến đợi ở bờ Nam, để đi thăm đảo Koh Lam - một trong
những hòn đảo có bãi biển đẹp nhất Thái Lan.
Bãi biển Pattaya Thái Lan - Ảnh: internet |
Hai
chiếc tàu cao tốc mini màu trắng đã đợi sẵn tự bao giờ. Vừa trông thấy bóng du
khách bước trên cát, một nhóm người Thái chuyên làm nghề "bán tông"
dạo (thứ dép dành cho khách du lịch đi biển) đã ùa tới. Dường như đã thành thói
quen rồi, hành khách không cần ngã giá, cứ 50 bạt/ một đôi. Khi chiếc tàu cao
tốc bắt đầu lướt sóng, tôi cùng hai đồng nghiệp ngồi ngay đầu mũi tàu, thử sức
mình với "cảm giác mạnh" trước những con sóng có sức mạnh điêu linh,
đẩy con tàu lên cao rồi hạ con tàu xuống thấp, khiến tàu lắc lư suốt cả chặng
đường gần 15 hải lý.
Ban
mai thật trong trẻo, đường ra đảo Koh Lam biển xanh thăm thẳm, chốc chốc những
con chim hải âu sà cánh trên ngọn sóng bạc đầu rồi bay vút lên cao. Từ xa, tôi
đã thấy dãy núi sừng sững, hiện lên dòng chữ lớn "Pataya city" đỏ
thắm nằm giữa lưng núi. Dường như đó là tấm biển quảng bá, giới thiệu cho khách
điểm nghỉ dưỡng mát mẻ, nơi nghỉ dưỡng an lành đáp ứng theo nhu cầu từng đối
tượng. Trong bóng cây rợp màu xanh nguyên thủy kia, mọc lên vô số những khách
sạn lớn nhỏ. Tôi không rõ điểm du lịch quần đảo Koh Lam được khai trương từ bao
giờ, nguồn thu từ dịch vụ du lịch biển ở đây là bao nhiêu, nhưng chắc chắn
rằng, nó góp phần không nhỏ cho nền kinh tế Thái Lan. Bởi quần đảo Koh Lam đều
biết "chiều" du khách với môi trường biển trong lành suốt cả bốn mùa.
Quần
đảo được gọi với cái tên thân thuộc "Quần đảo san hô", bởi sự ưu đãi
đặc biệt của thiên nhiên, kiến tạo biển một bên và núi một bên. Khi núi kia trở
thành "ngôi nhà chung" của các loài chim muông thì ở dưới đại dương
quần đảo xuất hiện vô số cánh rừng san hô tuyệt đẹp. Hầu hết khách du lịch nước
ngoài khi đặt chân tới đây đều thích khám phá và chiêm ngưỡng rừng san hô ở
dưới đáy đại dương. Du khách tham gia trò chơi này đều có những người hướng dẫn
viên là thợ lặn chuyên nghiệp người Thái đi cùng. Họ được trang bị đầy đủ mọi
phương tiện đúng như "người nhái". Khi chúng tôi đi dọc bờ biển quan
sát, gặp ngay một chiếc thuyền nhỏ vừa đưa bốn chàng thanh niên trẻ khỏe người
Ấn Độ da nâu, tóc xoăn mới lặn lên. Họ vừa qua những giây phút huyền diệu
"sống thử" dưới đại dương.
Bãi biển Pattaya, địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan - Ảnh: Lao động |
Bờ
cát vàng thoai thoải hình cánh cung viền quanh chân đảo Koh Lam dày đặc biển
người. Một bãi tắm được dành riêng cho du khách nước xanh, sóng biển vỗ nhẹ.
Mỗi ngày có tới hàng ngàn người, đủ các màu da hội tụ. Không ít những du khách
cả vợ chồng, con cái đều đến tắm biển ở hòn đảo này. Có những cậu bé vừa mới
lên bốn, lên năm cũng khoác phao bơi và đeo kính râm, ngụp lặn cùng bố mẹ
chúng. Nhiều du khách có thói quen vừa tắm, vừa lên bờ nằm gối đầu giữa cát
phơi nắng và ngắm biển, ngắm trời.
Tôi
cùng đồng nghiệp đi bộ hơn bốn cây số tới tận cùng chân đảo. Một cảm giác lạ ùa
vào mắt tôi. Một bến cảng nhỏ, làm nơi neo đậu cho những con tàu chở các hàng
hóa để phục vụ du khách được xây dựng đã hơn năm thập kỷ, vẫn đứng vững chãi
như một bức trường thành. Dưới chân cầu, loài hàu, dắt thường về đây trú ngụ,
chúng trú cho đến lúc "hóa kiếp" cũng không chịu rời môi trường của
cảng. Loài hàu, loài dắt "hóa thạch" kết lại thành "những chuỗi
cườm lung linh", trang điểm cho chân cầu thêm đẹp.
Tôi
đứng trên bến cảng lồng lộng gió biển thổi, nhìn sang hướng núi sườn Tây, chợt
thấy những thùng chứa hàng "khủng" xếp thành dãy dài. Chắc những
thùng hàng kia là nguồn dự trữ xăng dầu, thức ăn dành cho những con tàu ngày
đêm chở khách ra vào đảo. Quay mắt hướng Đông nhìn ra biển rộng, đẹp tuyệt vời
những chiếc dù đang bay lượn trên bầu trời. Màu dù sặc sỡ, trang phục của các
chàng trai, cô gái đầy sức sống cũng "đồng màu" cùng những cây dù đỏ.
Thú chơi trên trời, thú chơi dưới biển đang đua sức, đua tài. Một đảo biển, với
đội quân làm du lịch chuyên nghiệp. Nhờ có kinh nghiệm bảo vệ an toàn môi
trường, bảo vệ an toàn về tính mạng du khách, nên đảo Koh Lam khách tới đây
nhiều như đi trảy hội. Không có sự "chèo kéo", không mặc cả với du
khách khi bán mua, đó là phong cách văn hóa Camphuchia, Myanmar, Ấn Độ, người
Hoa tham gia làm ăn trên đảo này, đều phải tuân thủ nghiêm túc luật pháp và
phạm trù đạo đức của người Thái. Càng hiểu tâm lý khách du lịch, họ càng biết
khai thác tiềm năng biển, đặc sản biển để chiều theo từng đối tượng khách.
Chính vì thế, đảo Koh Lam không chỉ là thú chơi tao nhã, đây còn trở thành nơi
thưởng thức các đặc sản biển với nhiều món ăn ngon, do các đầu bếp nhiệt tình
và có tay nghề cao phục vụ. Du khách khi rời đảo không chỉ mang theo nỗi nhớ mà
còn mang theo cả các sản phẩm được bày bán tại đây.
Thú chơi du thuyền tại Pattaya - Ảnh: Lao động |
Đến
ngôi nhà xanh của các loài thú
Sau
khi rời đảo Kor Lam, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình với chặng đường 20km từ
trung tâm thành phố Pataya để đến công viên Sri racha (công viên nổi tiếng của
đất nước Thái Lan). Đây là khu nhà chung tập hợp nuôi dưỡng các loại động vật
quý hiếm, đặc biệt những loài được mệnh danh là chúa sơn lâm như hổ, voi...
Những loài bò sát như rắn, trăn, cá sấu... Những loài vật quen leo trèo như
gấu, khỉ, voọc, chồn, cầy hương.
Ông
VítTaVa, cán bộ của khu công viên này cho tôi biết: "Khu công viên sinh
thái diện tích rộng hơn 200ha, tại đây có hàng ngàn loài cây nhiệt đới. Hiện
nay số hổ nuôi hơn 200 con, voi 50 con, hàng ngàn con cá sấu, trăn, rắn và động
vật khác... Có lẽ cả Châu Á, vùng này là vùng duy nhất nuôi hổ với số lượng lớn
nhất. Người Thái không quen dùng cao hổ cốt như người Việt Nam hay Trung Quốc.
Khi con hổ được giết thịt, họ dùng da hổ để làm đồ trang sức, thịt hổ trở thành
đặc sản lạ cho các thực khách". Khi thấy nhu cầu khách lạ muốn mua cao hổ,
trại hổ đã thành lập một tổ chuyên nghiệp "nấu cao hổ" để bán cho du
khách. Tuy nhiên thành phần cao hổ không nhiều so với lượng thuốc được họ cô
đặc đen nhánh, nhưng nhãn mắc nhìn khá "bắt mắt". Vì giá quá rẻ không
quá 2.000 bạt, nên cũng hấp dẫn. Tuy nhiên tại đây, mỗi hành khách chỉ được
phép mua tối đa bốn miếng.
Chúng
tôi tới công viên đúng 11 giờ trưa, phần vì mệt, phần vì bụng đói, nên khi bước
xuống xe ai cũng trầm trồ khen bữa ăn tại công viên này là ngon nhất. Vào nhà
hàng ăn công viên, mọi người đều đã thấy với chiếc cổng đá vòm dựng lên bốn con
hổ đá phủ sơn vàng, nhe răng nghễu nghện nhìn du khách. Ngoài những món ăn
thông dụng có thêm món ăn khác lạ như thịt cá sấu hầm bằng sả và gừng thơm,
ngon. Ăn xong, cả đoàn chúng tôi ngồi quân quần quanh chiếc hồ bán nguyệt để
xem biễu diễn trò chơi "Xiếc cá sấu". Đây là trò chơi khá mạo hiểm,
công viên cách đây bốn năm đã có một nhân viên trong lúc biễu diễn đã bị một
con cá sấu cắn nát bàn chân trái, buộc phải giải nghệ. Tuy thế lòng dũng cảm và
nghệ thuật kiên trì khổ luyện, trò "Xiếc cá sấu" vẫn duy trì và phục
vụ khách đều đặn. Màn trình diễn mở đầu chiều nay, hai diễn viên xiếc, một nam
và một nữ trẻ măng đều vận bộ đồ màu đỏ, trên tay họ cầm chiếc gậy tre dài. Đôi
trai gái nọ giơ tay cung kính chào khách, thuyết trình "đôi lời" bằng
tiếng Thái. Lúc này hàng trăm con mắt đều đổ dồn về phía họ. Cả một đàn cá sấu
nằm im như chết, bản tính loài động vật này bao giờ cũng thế. Chiếc gậy của hai
diễn viên xiếc như có phép mầu nhiệm thần kỳ Tôn Ngộ Không. Cô gái trẻ đưa gậy
gõ nhẹ vào đuôi con cá sấu đang ngâm mình dưới nước, ngay lập tức nó trườn lên
chỗ cạn. Bấy giờ các động tác bắt cá sấu mở to mắt, há miệng, cá sấu đều ngoãn
ngoãn làm theo. Đến lượt cô gái gãi vào lưng, vào bụng con vật, cá sấu khoan
khoái nằm duỗi thân trên vai cô gái. Đến màn trình diễn của chàng trai kia còn
mạo hiểm hơn. Chàng trai, dùng bàn tay mình thọc vào miệng cá sấu. Rồi lật
miệng hàm răng trên, lật miệng hàm răng dưới, đoạn đưa đầu mình vào miệng cá
sấu, giữa tiếng vỗ tay rào rào hàng trăm khán giả.
Chưa
chấm dứt cuộc chơi. Chúng tôi được thưởng thức thêm hai trò chơi "Xiếc
hổ" và "Xiếc rắn" đầy mạo hiểm nữa. Bảy chú hổ to lớn, lông vàng
mượt lần lượt diễu hành qua mặt khán giả. Bốn chàng trai vận quần áo như “võ
sĩ” tay cầm roi sắt, ánh mắt sáng quắc luôn nhìn thẳng vào con vật. Tiếng nhạc
nổi lên réo rắt đã khiến không khí toàn sân khấu lắc lư chao đảo, nhưng khi
nghe tiếng hổ gầm khách còn thót tim hơn. Tuy nhiên sự âu lo ấy chỉ thoáng đi trong
giây lát.
Khách du lịch đến với Pattaya - Ảnh: Lao động |
Đoàn
hổ biễu diễn ngoan ngoãn vào đội hình rồi giơ cả hai chân trước lên để chào quý
khách. Cả đàn đều thực hiện ngoạn mục các trò diễn : đi trên lưới thép, đi trên
cầu thép chông chênh, nhảy qua bức tường cao, nhảy qua bức tường nữa. Cứ mỗi
lần như thế hổ lại được "thầy nuôi dạy mình" "thưởng" một
miếng thịt nướng thơm, ngon.
Trò
chơi chỉ diễn ra trong 90 phút. Rời khán đài, cả đường ngang lối tắt, đâu đâu
cũng thấy dịch vụ bán những mặt hàng "thú nhồi lông" mang hình con
hổ. Tôi đã nghe người ta kể ở công viên này có những hổ con mới đẻ ba tháng
tuổi được nuôi bằng sữa lợn, mình cứ tưởng là chuyện đùa. Ai ngờ hôm nay tận
mắt thấy cả dãy chuồng khoảng chục con lợn nái, đang nằm phơi bụng cho những
chú hổ con nhỏ xíu ngậm vú. Ngay bên lề đường ba người phụ nữ, ôm hổ con cho bú
bằng bình sữa nước đóng chai. Khách thỏa sức xem, nhưng muốn chụp ảnh kỷ niệm
thì trả tiền 200 bạt một lần chụp.
Nhưng
điều thú vị hơn cứ bước chân vào khu công viên này, khách ra về sẽ mãn nguyện,
bởi không biết họ "bấm máy" từ lúc nào, mà "lưu ảnh" mình
ngay trên giá gỗ. Tất nhiên không ai nỡ từ chối với những tấm ảnh chụp "tự
phát" này, Nhiều người trả tiền ảnh còn cảm ơn rối rít. Tôi cứ cười thầm
và khâm phục cách làm du lịch đủ mọi đối tượng của nước bạn thật điệu nghệ./.
Theo Lao động
Post a Comment