lao động Việt nam tại Thái Lan, quy định của
Thái Lan về quản lý lao động
[Vietthaitoday] – Như chúng tôi đã đưa tin, vào
lúc 20h30 ngày 13/5/2016, 6 người lao động Việt Nam tại Thái Lan đã bị cảnh sát
Nong Khai bắt giữ khi đang chuẩn bị qua sông Mekong để trở về Việt Nam.
Đến sáng ngày 14/5, những người bị bắt đã liên
lạc được với người đưa quân tên H và các bên đang tìm cách giải quyết vấn đề.
Cảnh sát và quân đội TL tăng cường kiểm tra lao động trái phép - Ảnh: internet |
Tất cả 6 người sau đó đã được cho về Việt Nam
sau khi đóng phạt 5.000 baht. Tuy nhiên những người có hộ chiếu
"chết" một năm trở lên đều bị cấm không thể vào Thái Lan 10 năm theo
các quy định hiện hành của chính phủ Thái Lan.
Hiện nay, chính phủ Thái Lan đã đồng ý tiếp nhận lao động Việt Nam trong 4 ngành là: xây dựng, đánh cá, chế tạo và dịch vụ. Nhưng số người Việt đăng ký đi lao động hợp pháp tại Thái Lan vẫn rất hạn chế.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ
lao động Thái Lan trong cuối tháng 4 vừa qua hai bên đã nhất trí sẽ triển khai
Biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động và Thỏa thuận tuyển dụng lao động giữa 2
nước được ký từ năm 2015. Theo đó Thái Lan sẽ bắt đầu tiếp nhận lao động Việt
Nam trong ngành đánh cá và xây dựng kể từ tháng 5/2016.
Có 4 trung tâm và 5 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động
Việt Nam sang Thái Lan, gồm: Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động),
Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An (thuộc Sở Lao động Nghệ An), Trung tâm
dịch vụ việc làm tỉnh Hà Tĩnh (thuộc Sở Lao động Hà Tĩnh), Trung tâm dịch vụ việc
làm tỉnh Quảng Bình (thuộc Sở Lao động Quảng Bình) và các công ty SONA, TTLC,
Thinh Long Corp, Hoang Long Huresu, VIHATICO.
(Nguồn: LM Anthony Lê Đức)
Post a Comment