[Vietthaitoday] Phật giáo là quốc giáo của Thái
Lan, nên năm mới của đất nước này bắt đầu vào ngày sinh của Đức Phật, tức là
ngày 15/4.
Nếu như Việt Nam có Tết cổ truyền âm lịch thì người Thái có lễ Tết Songkran. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái quy định Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4, kết thúc vào ngày 15/4 Dương lịch hàng năm.
Điểm dễ thấy ở các buổi lễ hội này là bạn sẽ bị té nước, bắn súng phun nước vào người, hành động này nhằm tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.
Nguồn gốc của lễ hội Té nước Songkran:
“Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc”.
Nếu như Việt Nam có Tết cổ truyền âm lịch thì người Thái có lễ Tết Songkran. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái quy định Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4, kết thúc vào ngày 15/4 Dương lịch hàng năm.
Điểm dễ thấy ở các buổi lễ hội này là bạn sẽ bị té nước, bắn súng phun nước vào người, hành động này nhằm tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.
Nguồn gốc của lễ hội Té nước Songkran:
“Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc”.
Lễ hội té nước Thái Lan - Ảnh: internet |
Tết Songkran diễn ra trong 3 ngày.
1. Bắt đầu là Wan Sungkharn Long, ngày này mọi người dành nhiều thời gian để dọn dẹp nhà cửa, rũ bỏ những cái cũ và chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới.
2. Ngày thứ 2 là Wan Nao : ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam.
3. Cuối cùng là Wan Payawan : đây là ngày đầu tiên của năm mới, và cũng là ngày Đản sinh của Đức Phật 15/4. Vào ngày này Lễ tắm Phật được tổ chức tại tất cả các ngôi chùa với sự tham gia của đông đảo phật tử.
Nghi thức tắm Phật bắt nguồn từ một truyền thuyết kể chuyện Phật Thích Ca giáng trần. Tương truyền khi Phật đản sinh, có chín con rồng tới phun nước tắm cho Đức Phật. Cùng với rồng còn có các vị thần tiên rưới các loại hương hoa xuống cúng đường Đức Phật. Nghi thức đó được các Phật tử cung kính thực hành và ngày lễ tắm Phật đầu năm cũng là dịp để các Phật tử xét lại thân tâm mình, cầu mong một năm mới nhiều may mắn và an lành sẽ đến.
1. Bắt đầu là Wan Sungkharn Long, ngày này mọi người dành nhiều thời gian để dọn dẹp nhà cửa, rũ bỏ những cái cũ và chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới.
2. Ngày thứ 2 là Wan Nao : ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam.
3. Cuối cùng là Wan Payawan : đây là ngày đầu tiên của năm mới, và cũng là ngày Đản sinh của Đức Phật 15/4. Vào ngày này Lễ tắm Phật được tổ chức tại tất cả các ngôi chùa với sự tham gia của đông đảo phật tử.
Nghi thức tắm Phật bắt nguồn từ một truyền thuyết kể chuyện Phật Thích Ca giáng trần. Tương truyền khi Phật đản sinh, có chín con rồng tới phun nước tắm cho Đức Phật. Cùng với rồng còn có các vị thần tiên rưới các loại hương hoa xuống cúng đường Đức Phật. Nghi thức đó được các Phật tử cung kính thực hành và ngày lễ tắm Phật đầu năm cũng là dịp để các Phật tử xét lại thân tâm mình, cầu mong một năm mới nhiều may mắn và an lành sẽ đến.
Nghi thức tắm phật trong - Ảnh: internet |
Nghi thức tắm Phật giản đơn nhưng rất thành kính.
Phật tử xếp hàng lần lượt đến trước tượng, cúi lạy để tỏ lòng thành kính rồi
cầm chiếc gáo nhỏ múc nước hương thơm rưới lên tượng Phật. Ba gáo nước tắm Phật
là lúc gột rửa cho ba ác nghiệp của bản thân trong hành động, lời nói và ý
nghĩ. Khi tắm Phật cũng là lúc thành tâm nhất. Theo thứ tự trong gia đình,
người lớn tuổi làm trước, rồi đến con cái và các cháu. Có nhiều em nhỏ tuổi mới
ẵm ngửa cũng theo gia đình lên chùa, được mẹ giúp múc nước tắm Phật và cầu an.
Sau ngày tắm Phật là quãng thời gian sôi động nhất của ngày Tết khi người dân tạm quên đi những lo toan hàng ngày và cùng nhau xuống đường đón năm mới. Người Thái quan niệm rằng, tạt nước nhằm xóa đi những xui xẻo, mệt mỏi của năm cũ để đón một năm mới tươi đẹp hơn. Ai càng bị tạt nhiều nước sẽ càng gặp nhiều may mắn. Do vậy lễ hội Songkran còn được gọi với cái tên Lễ Hội té Nước.
Sau ngày tắm Phật là quãng thời gian sôi động nhất của ngày Tết khi người dân tạm quên đi những lo toan hàng ngày và cùng nhau xuống đường đón năm mới. Người Thái quan niệm rằng, tạt nước nhằm xóa đi những xui xẻo, mệt mỏi của năm cũ để đón một năm mới tươi đẹp hơn. Ai càng bị tạt nhiều nước sẽ càng gặp nhiều may mắn. Do vậy lễ hội Songkran còn được gọi với cái tên Lễ Hội té Nước.
Tết Songkran - Ảnh: Internet |
Khi những bông hoa muồng nở vàng rực dưới nắng hè cũng là lúc
cả đất nước Thái Lan tưng bừng đón năm mới. Trong thời gian diễn ra lễ hội,
nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các
món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết
Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng...những
người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Vào những ngày này, các ngôi chùa đều được trang trí với hoa và cờ từ sớm. Các
bức tượng Phật được đặt ngoài hiên trong bồn nước hương với những đóa hoa muồng
hay hoa phong lan trang trí trên mình tượng và dưới chân. Các cội bồ đề và vị
hộ pháp cũng được trang trí bằng hoa. Sau nghi lễ dâng hương trong chùa, ai
cũng thành tâm tưới nước thơm hay nước tinh khiết lau chùi tượng Phật, tỏ lòng
thành kính và cầu may mắn cho năm mới.
Các thành phố được nhiều người tìm đến nhất trong dịp này là Bangkok, Ayutthaya, Khon Kaen, Phuket, Chiang Mai…
Các thành phố được nhiều người tìm đến nhất trong dịp này là Bangkok, Ayutthaya, Khon Kaen, Phuket, Chiang Mai…
(Vietthaitoday)
Post a Comment